Phân loại dân tộc ở Trung Quốc

Anh Đức 12/11/2019

Các tiêu chí phân loại tộc người của Trung Quốc được căn cứ theo các nguyên tắc được đúc kết trong cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc của Stalin như sau: “Dân tộc là một cộng đồng ổn định có bốn đặc trưng cơ bản: ngôn ngữ chung, khu vực sinh sống chung, đời sống kinh tế chung và yếu tố tâm lý cộng đồng thể hiện ở đặc điểm văn hóa chung, cộng đồng này dần dần hình thành trong lịch sử lâu đời”.

Theo hệ thống phân loại phổ hệ ngôn ngữ 56 dân tộc ở Trung Quốc thuộc 5 ngữ hệ lớn: ngữ hệ Hán- Tạng, ngữ hệ Thái, ngữ hệ An Tai, ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo. Trong các ngữ hệ, theo quan hệ thân thuộc, các ngữ hệ lại được chia thành các nhóm ngôn ngữ và các ngôn ngữ của dân tộc cụ thể sau:

 

Ngữ hệ Hán – Tạng:

  • Nhóm Hán: Hán, Hồi.
  • Nhóm Tạng Miến: Di, Tạng, Bạch, Hà Nhì, Lật Túc, Lạp Hổ, Na Xi, Khương, Cảnh Pha, Nộ, Phổ Mế, A Xương, Chi Nô, Độc Long, Lua Ba Mơn Ba.

Ngữ hệ Thái:

  • Nhóm Thái: Choang, Bố Y, Thái, Mu Lao, Man Nan.
  • Nhóm Đồng – Thủy: Đồng, Thủy, Lê.
  • Nhóm Klao: Klao.

Ngữ hệ An Tai:

  • Nhóm Tuyếc: Duy Ngô Nhĩ, Ca Dắc, Kiếc ghi dia, Tác Lạp, U Dơ bech, Duy Cụ, Tác Ta.
  • Nhóm Tung gutsxo – Mãn: Mãn, Xi pủa, Ơ uan khơ,Ô luân Tsuan, Na Nai.
  • Nhóm Mông Cổ: Mông Cổ, Đông Hương, Bao An, Ta ua rơ, Thổ, Duy Cụ.

Ngữ hệ Nam Á:

  • Nhóm Miêu – Dao: Miêu, Dao, Sê.
  • Nhóm Môn – Khmer: Ngõa, Bố Lăng, Băng Long.
  • Nhóm Việt – Mường:Việt.

Ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo: Cao Sơn

 

Đặc điểm dân tộc ở Trung Quốc

Theo số liệu tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ tư thì dân tộc Hán chiếm 91,96% dân số của cả nước, 55 dân tộc còn lại chỉ chiếm 8,04% và được gọi là dân tộc thiểu số.

Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều

phần lớn các dân tộc sống thành từng nhóm hỗn hợp, dân tộc thiểu số cư trú xen kẽ với nhau và đan xen với tộc Hán. Với sự phát triển và giao lưu kinh tế-văn hóa trong nước, hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc có xu hướng gia tăng, tuy nhiên, nhìn tổng thể, người Hán cư trú tập trung tại vùng đồng bằng và thung lũng. Các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú tại vùng cao, miền núi và vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt. Các dân tộc thiểu số có số lượng không lớn nhưng sinh sống trên phần lãnh thổ chiếm gần 60% diện tích đất nước.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội không đồng đều

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay ở Trung Quốc trình độ phát triển kinh tế xã hội không đồng đều giữa các dân tộc. Trong những nguyên nhan đó có nguyên nhân do lịch sử để lại, cũng có nguyên nhân do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của một số dân tộc. Từng vùng dân tộc có những tính đặc thù riêng. Nhiều dân tộc thiểu số cư trú tại vùng biên giới, thảo nguyên, sa mạc, vùng cao và vùng núi, đi lại khó khăn, sản xuất sinh hoạt khó khăn, dẫn đến sự thấp kém về trình độ phát triển kinh tế xã hội. Cũng có thể tìm thấy sự khác biệt rất lớn ở ngay các dân tộc thiểu số ví dụ như có dân tộc đã đạt đến trình độ cao về kinh tế xã hội như người Kinh ở Quảng Tây, lại có dân tộc cực kì thấp như người Dao ở Quảng Tây.

 

Văn hóa phong phú và đa dạng

Dân tộc luôn gắn liền với văn hóa. Văn hóa phong phú thể hiện ở khoa học kỹ thuật, ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, ca múa, điêu khắc, hội họa, y học cổ truyền…Trong kho tàng văn hóa dân tộc có những tác phẩm văn học nổi tiếng như sử thi của các dân tộc Mông Cổ, Duy Ngo Nhĩ, Di, Tạng, Dao. Âm nhạc và ca múa dân tộc thiểu số rất đa dạng, các tác phẩm điều khắc và kiến trúc có trình độ nghệ thuật tương đối cao. Ngoài ra các nhóm địa phương như người Choang áo đen ở vùng Tây Bắc Quảng Tây có trang phục, văn hóa dân gian khác với người Choang ở các nhóm địa phương khác. Nhìn chung, văn hóa các dân tộc thiểu số là một phần quan trọng làm văn hóa Trung Quốc trở nên phong phú và đa dạng. (Nguyễn Văn Căn, Đằng Thành Đạt, 2008…..

(Còn Tiếp….)

 

 

 

Tin mới

Nhật Ký Ngày Tết – Nơi Ký Ức Ùa Về

Nhật Ký Ngày Tết - Nơi Ký Ức Ùa Về....

Xem hoa tay đoán vận may kinh doanh buôn bán

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Nulla nulla...

Chợ Tết Miền Quê – Những ngày Xưa Thân Ái

Chợ tết miền quê Chợ tết miền quê là bức...

Nguồn gốc lịch sử tộc người Hán ở Trung Quốc

Nguồn gốc lịch sử tộc người Hán ở Trung Quốc...