Đặc Điểm Sinh Hoạt Kinh Tế Của Người Hán Trung Quốc

Anh Đức 15/11/2019

Hoạt động kinh tế truyền thống

Người Hán là một dân tộc chủ thể của Trung Quốc. Trong quá trình lịch sử, người Hán đã sáng tạo ra nền văn minh nông nghiệp cổ xưa của nhân loại. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và cư dân cơ bản là nông dân. Ngoài trồng trọt người Hán còn chăn nuôi, làm nghề thủ công, đánh cá…

Trong thời kì phong kiến, tầng lớp địa chủ và bọn quan lại phong kiến là giai cấp thống trị chi phối đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong thành phố đã xuất hiện những nhóm người làm thương nghiệp và thủ công. Trong các xí nghiệp và công trường thủ công đã có sự phân công lao động khá chặt chẽ. Sự xâm lược của triều đình Mãn Thanh đã kìm hãm quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc.

Vào nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt sau chiến tranh thuốc phiện các nước đế quốc đã xâu xé Trung Quốc, một thị trường rộng lớn, đông dân và tài nguyên phong phú. Trung quốc từ một nước phong kiến biến thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 cùng với sự du nhập của chủ nghĩa tư bản, công nghiệp dần dần được phát triển và đẩy mạnh sự phân hóa giai cấp của xã hội trung quốc

Lịch sử ngành Công nghiệp

Lịch sử công nghiệp trung quốc được hình thành từ thời cổ đại gắn liền với những phát minh khoa học kỹ thuật của người Hán. Thời Ân – Thương (thế kỉ 16-11 tcn) kỹ thuật luyện đồng đã phát triển. muộn hơn vào thời Xuân –thu (thế kỉ 6tcn) người Hán đã biết đến kĩ thuật luyện sắt. vào thế kỉ thứ 3-7 người trung quốc đã phát minh nghề nung sành, sứ, thủy tinh, thời đại Tùy Đường đã phát minh ra nghề khắc bản in mở ra một trang mới trong lĩnh vực kỹ thuật của thế giới

Vào thế kỉ 12-13 đã phát minh ra máy cơ học dệt vải, thuốc súng. Trong thời kì nhà Nguyên các công xưởng nhà nước được xây dựng để phục vụ cho triều đình. Muộn hơn vào thời Minh (thế kỉ 14-17) đã xuất hiện kiểu xí nghiệp lớn kiểu công trường thủ công, các công xưởng sành sứ của nhà nước làm việc hành ngàn công nhân. Trong thời kì Minh có những xí nghiệp tư nhân dựa trên sự liên hiệp giữa các thương nhân và chủ xưởng. sự xâm lược của người Mãn và sự thống trị của triều đình Mãn Thanh đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước.

Vào giữa thế kỉ 19 các nước đế quốc anh, pháp, nhật thi nhau xâu xé trung quốc. tư bản nước ngoài đã đầu tư xây dựng nền công nghiệp trung quốc. ngành đường sắt, khai thác than nằm trong tay tư bản nước ngoài. Tư bản nước ngoài tập trung khai thác tài nguyên thiên nhiên trung quốc: than, quặng, kim loại…để phục vụ nhu cầu của công nghiệp chính quốc. về cơ bản tư bản nước ngoài chủ yếu tập trung phát triển công nghiệp nhẹ dệt, thực phẩm…mang lại lợi nhuận cao. Ngược lại các ngành công nghiệp thiết yếu như điện, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy bị kìm hãm không phát triển được. chúng chỉ xây dựng một số cơ sở sửa chữa máy móc và công cụ nhỏ để phục vụ cho chính sách khai thác thuốc địa. cùng với sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giai cấp tư sản trung quốc cũng  được hình thành nhưng không đủ sức cạnh tranh với tư bản nước ngoài, phần nhiều bị chèn ép và lệ thuộc.

Ngành Nông nghiệp

Trung quốc có một nền văn minh nông nghiệp sớm của nhân loại. vào thiên niên kỉ thứ 3 tcn các bộ lạc thời kì đồ đá mới đã làm nông nghiệp dùng quốc đơn giản bên cạnh săn bắn và hái lượm. việc xuất hiện kĩ thuật luyện đồng đã tác động đến sự phát triển của công cụ nông nghiệp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. điều đó tác động tới sự phân cư nhanh chóng trên một không gian rộng lớn của người Hán ở khu vực sông Hoàng Hà và những vùng  láng giềng và đã tạo nên nền văn hóa rực rỡ của cư dân nông nghiệp định cư. Vào giữa thiên niên kỷ I TCN việc sử dụng dụng cụ sắt để chế tạo các công cụ nông nghiệp và cùng với nó là việc sử dụng cày sắt với sức kéo của động vật có sừng ở thời ký này đã diễn ra cuộc cách mạng trong kinh tế nông nghiệp và cùng với nó là việc sử dụng cày sắt với sức kéo của động vật có sừng ở thời kỳ này đã diễn ra cuộc cách mạng trong kinh tế nông nghiệp.

Việc phát triển các hệ thống tưới nước: Kênh, mương, đập, giếng đã tạo điểu kiện cho nông nghiệp ngày một phát triển. vào thời kỳ Tống nông nghiệp Trung Quốc phát triển rực rỡ. trong thời kỳ này ở miền Nam sông Dương Tử người Hán trồng lúa, kê, mì đậu. ở miền bắc sử dụng rộng rãi việc gieo lúa.

Trong thời kỳ thống trị của đế quốc Nguyên – Mông ở phía Bắc nông nghiệp phát triển cao, một bộ phận đất đai được sử dụng làm bãi chăn nuôi. Do sự tác động của các dân tộc du mục, nữa phần phía bắc chăn nuôi súc vật được phát triển hơn phía nam.

Dưới thời Minh, Thanh nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục phát triển cùng với việc đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lực, mở rộng diện tích canh tác.

Trồng trọt

Sự đa dạng về mặt thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp Trung Quốc phát triển, cho phép họ canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.

Các loại cây trồng

Vùng đông và Trung Quốc đó là quê hương của các loại cây trồng : kê, cao lương, mạch đậu tương, các loại rau và một số loại rau và một số lượng lớn cây có củ, ờ vùng nam và vùng đông nam Trung Quốc là quê hương của cây lúa, mía, các loại cây rau quả nhiệt đới.

Cây lương thực chính chiếm 80% diện tích cây trồng cà chủ yếu là cây có hạt. cây trồng quan trọng nhất là lúa nguồn thức ăn cơ bản của 2/3 cư dân trong nước. lúa là cây trồng quan trọng nhất ở vùng thấp và vùng núi ở phía Nam sông Dương Tử. ở miền Bắc lúa trồng chủ yếu là loại lúa khô chịu hạn.

Lúa mì

Được du nhập vào cư dân thung lũng sông Hoàng Hà vào thiên niên kỷ thứ I TCN. Từ Trung Á bây giờ nó là cây lương thực chính của vùng bắc và trung Trung Quốc. Kê, cao lương là loại cây trồng từ cổ xưa ở vùng đất khô đại lục phía Bắc. Ngô được du nhập vào từ thế kỷ thứ XVII. Các cây họ đậu có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc. hiện nay có 120 giống cây đậu các loại là nguồn thức ăn thực vật cung cấp một lượng protit đáng kể cho con người.

Cây công nghiệp có các loại

Cây lấy sợi (bong, đay, lanh), cây có dầu, cây làm đường, (mía, củ cải đường), thuốc lá, chè là loại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. tỉ trọng diện tích của chúng chiếm hơn 15% diện tích đất canh tác.

Trung quốc có hơn 130 loại rau

Cư dân thành thị và nông thôn có rau tươi ăn quanh năm. Nhiều loại có nguồn gốc địa phương, một số loại rau được du nhập từ ngoài vào: cà chua, khoai tây, bắp cải… cây ăn quả và cây có hạt có hơn 100 loại. Những cây có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế như : cam, quýt, táo, lê, nho, chuối, dứa, hồng đào, dâu tây… cây ăn quả từ lâu có một ý nghĩa phổ thông trong nông dân trở thành tượng trưng cho sự mong muốn có lợi: quả dào mong muốn sống lâu (ông tiên cầm quả đào), thạch lực và nho tượng trưng cho sự đông con, cây  hồng tượng trưng cho hạnh phúc.

Nghề trồng hoa gắn liền với tình yêu thiên nhiên của người Trung Quốc

Nghề trồng hoa được khởi đầu trong nghệ thuật vườn cảnh và sau đó lan sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Trong hàng ngàn loại hoa, hoa được yêu thích nhất là hoa sen, cúc, mận, thủy tiên, hải đường… hoa còn được thề hiện trong hội hoa, điêu khắc.

Kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc thời cổ trung đại thuộc vào loại tiên tiến của thế giới

Đồ sắt ở Trung Quốc xuất hiện muộn, nhưng ứng dụng vào nông nghiệp đạt nhiều thành tựu. lúc mà người Châu Âu đang dùng cày gỗ thì người Trung Quốc đã dùng cày sắt. cày thời Tây hán là cày lưỡi sắt. cày có 4 loại chính tùy theo loại đất: có loại cày nặng, cày nhẹ, cày đơn, cày đôi. Bừa cũng có nhiều loại: bừa răng gỗ, răng sắt. ngoài ra còn nhiều dụng cụ nông nghiệp khác như: cuốc, thuổng, mai,cào, liềm, trục lăn, quạt gỗ. xe gieo lúa dùng súc vật kéo được sử dụng từ thời Tây Hán. Loại dụng cụ gieo lúa này có 3 bánh do trâu bò kéo, một người vừa đi vừa gieo hạt. thời tây Hán người nông dân đã biết sử dụng xe tưới để dẫn nước vào ruộng

Để thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác từ thiên niên kỉ 1 tcn đã xuất hiện những công trình tưới nước. họ đã xây dựng những công trình tưới tiêu và phân phối nước cho cánh đồng: đắp đập, hồ chứa nước, kênh, mương, giếng. ngoài hệ thống tưới tiêu người ta còn xây dựng các công trình tiêu nước, xả lũ, chống úng. Những con đê được đắp theo các con sông lớn để ngăn lũ lụt. chiều dài các con đê chính được xây dựng theo sông Hoàng Hà tới 1300 km và những con đê phụ 1800 km. những con đê thuộc các con sông lớn nhằm bảo vệ cho vùng thấp khỏi bị lũ lụt.

Nông nghiệp Trung Quốc cổ truyền

Để đạt được nhiều thành tựu về giống, kỹ thuật canh tác, chế tạo công cụ và xây dựng các công trình thủy lợi vượt xa nhiều nước trên thế giới lúc bấy giờ. Nhưng với hệ thống kinh tế xã hội của xã hội phong kiến Trung Quốc đã dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế nông nghiệp Trung Quốc kém nhiều nước trên thế giới. nền kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp chỉ chú trọng độc canh lúc nước, đậu tương…các loại cây trồng khác không được chú trọng đúng mức là nguyên nhân gây ra sự nghèo đói của người Hán

Chăn nuôi

Nghề chăn nuôi của người Hán đạt được nhiều thành tựu lớn lao. Theo tài liệu “văn giáp cốt” vua Ấn cứ mỗi lần tế lễ cúng quỷ thần, tổ tiên là giết bò, dê đem tới hàng trăm con. Từ thời Ân, Thương đã ghi chép việc chăn nuôi gia súc: ngựa, trâu, dê, lợn. thời Xuân Thu đã sử dụng trâu bò cày ruộng, về kỹ thuật hoạn, thiến vỗ béo súc vật là phát minh lớn của người Hán. Chăn nuôi gia súc có sừng chủ yếu ở vùng phía Bắc, đặc biệt là vùng tiếp giáp với Nội Mông. Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho trồng trọt và phương tiện giao thông (ngựa, súc vật có sừng, lạc đà) đồng thời dùng làm thức ăn (lợn, dê, lừa, cừu, gà, vịt..) là lấy nguyên liệu cho công nghiệp: da, lông, sừng.

Trung Quốc là quê hương của nghề trồng dâu, nuôi tằm

Trồng dâu nuôi tằm là nghề phụ có từ thời cổ. sau thời Tây Hán, tơ lụa trung quốc đã chở sang phương Tây, con đường vận chuyển gọi là con đường tơ lụa

Nghề đánh cá

Chiếm một vị trí quan trọng đối với cư dân vùng ven biển và gần sông suối. Ở vùng sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử và các con sông khác trong nước, nghề đánh cá nước ngọt rất phát triển.

Nghề thủ công

Nghề thủ công trung quốc có một lịch sử rất lâu đời mang tính dân tộc và tính dân gian sâu sắc gắn liền chặt chẽ với sinh hoạt của người bình dân. nghề thủ công của người Hán đa dạng, phon phú có nhiều loại chế phẩm đạt trình độ kỹ thuật cao. Nhiều nghề thủ công của người Hán trở thành tài sản vô giá của văn hóa nhân loại và được nhiều dân tộc khác học tập, vay mượn

Kỹ thuật làm giấy

Là cống hiến to lớn của người Hán đối với nhân loại. sự phát minh ra giấy là một cuộc cách mạng trong việc truyền bá chữ viết. theo tài liệu khảo cổ học, người Hán làm ra giấy từ thế kỉ 2 tcn và đến thế kỉ 2 qua bàn tay tài nghệ của Sứ Luân đã hoàn thành cuộc cách mạng kỹ thuật làm giấy. giấy của người Hán đã truyền sang Việt Nam, triều tiên, mộc bảo, ấn độ và đến thế kỉ 10 truyền sang ả rập, tây ban nha

Sản xuất đồ gốm

Là nghề thủ công có sớm nhất có mặt từ thời đại đồ đá mới ở trung quốc với nhiều chế phẩm khác nhau. Từ việc sản xuất đồ gốm gắn liền chặt chẽ với việc phát minh đồ sứ. những chế phẩm đồ sứ xuất hiện ở thế kỉ 6-7. Đến thời Đường đã xuất hiện các trung tâm sản xuất đồ sứ với chất lượng cao.

 

Đồ sứ cổ đẹp nhất thuộc về đời Tống

Được sự bảo trợ của các nhà vua, sản xuất đồ sứ tràn ngập khắp Trung Quốc: chén, đĩa, bình, vại, lần đầu tiên người ta thấy xuất hiện đồ gốm xanh như ngọc thạch gọi là đồ đồng thanh rất quý giá. Đời Minh có đồ sứ màu vàng, màu lam, màu trắng đạt tới mức tuyệt hảo, đồ sứ phát lan tới mức điêu luyện.

Đời Thanh nghệ thuật đồ sứ đơn sắc

Các loại màu đỏ, lam, lục, vàng, trắng, thời phát đạt nhất là thời vua Càn Long, các thợ gốm bậc thầy đã sáng tạo ra loại sứ “sứ hồng” đạt tới tuyệt đỉnh, mô phỏng được các hình ảnh hoa quả trong thiên nhiên. Những chế phẩm bằng kim loại, nhất là chế phẩm đồ đồng được trang trí bằng vàng, khảm bằng đá quý. Đồ đồng dùng chế tạo công cụ, kiếm, giáo, đồ đựng, đồ thờ cúng.

Cùng với việc xuất hiện đạo Phật

Người ta đúc các tượng Phật bằng đồng, đồ thờ cúng, chuông, tượng vừa đẹp vừa phong phú. Nghề dệt thảm trung quốc được phát triển vào đầu công nguyên, thảm treo tường kỹ thuật dệt cực kỳ phức tạp và tốn công sức. sản xuất những chế phẩm bằng sơn dầu và chạm trỗ của người Hán xứng đáng là niềm vinh dự của nhân loại.

Thường là những chế phẩm sơn dầu được trang trí bằng ngọc trai, khảm xương voi, đá quý. Sản phẩm sơn dầu người Hán vừa đẹp, vừa bền được xuất cảng sang Nhật, ấn độ, ả rập. việc chế tác đá nhân tạo và các loại ngọc quý, ngọc thạch, ngọc bích được bàn tay của các nghệ nhân làm ra các sản phẩm đa dạng với màu sắc khác nhau đạt tới trình độ tinh xảo. đó là những đồ gia bảo và những đồ vật trang trí quý giá.

Hoạt động buôn bán, thương mại

Người Hán là dân tộc chủ thể của Trung Quốc tựa như người Kinh với đất nước Việt nam. Một dân tộc không chỉ đông về số lượng song còn chi phối và tác động chính yếu trên nhiều phương diện của đất nước như: văn hóa, xã hội và trong bối cảnh hiện nay phải kể đến đóng góp lớn là về kinh tế.

Từ sau mở cửa cho đến nay, Trung Quốc phát triển nhanh chóng và liên tục giành được những thành tựu khiến cả thế giới phải chú ý và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Điều này đã tạo ra nhiều hướng quan tâm tìm hiểu về bối cảnh cũng như chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc.

Đây là đặc điểm tất yếu trong thời đại hội nhập toàn cầu với sự học hỏi- cạnh tranh lẫn nhau thì cần phải tìm hiểu về nhau. Tuy nhiên, đó là đứng trên góc cạnh kinh tế. Về phần mình, cùng đặt trong khung cảnh kinh tế đứng trên lăng kính của vấn đề dân tộc, tôi nhận thấy một đặc điểm nổi bất nơi người Hán là: sự phát triển về buôn bán không chỉ tại trong nước mà còn ảnh hưởng lan rộng ra các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Indonesia… từ đây đặt ra nơi tôi câu hỏi: việc kinh doanh người Hán như thế nào để đưa đến sức ảnh hưởng?

Hệ thống kinh doanh mạng của người Hoa

Là một tài sản sở hữu, được hình thành bởi các mối liên kết giữa nhà buôn, hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp. Hệ thống này giống như một hình chóp với sự lan tỏa của các chi nhánh, ngành, cơ sở kinh doanh, nằm trong hệ thống nhất và khép kín. Mạng lưới kinh doanh được bắt đầu từ những người đóng gói, buôn lẻ, gia công linh kiện, xưởng thủ công đến những xí nghiệp, hãng buôn, công ty xuất khẩu…

Một chi tiết tạo nên thế mạnh cho việc buôn bán của người Hoa trên thương trường chính là sự kiến tạo và duy trì “chữ tín” trong mối quan hệ mua- bán. Đây là một đặc điểm trọng yếu tạo thành văn hóa kinh doanh nổi bật trong kinh tế của người Trung Quốc. Không chỉ thế, sự bền bỉ lâu dài trong thị trường buôn bán nơi người Hoa theo tôi đó là sự cố kết mạnh mẽ của dân tộc.

Người Hán không chỉ mạnh về số lượng mà tính cộng đồng của họ cũng rất cao. Điều này được thể hiện sâu sắc khi nhìn đến sự cộng cư của người Hán nơi các nước ngoài Trung Quốc. Trong môi trường cạnh tranh, họ luôn duy trì tính dân tộc và khẳng định vị trí chủ thế dựa vào lực lượng cả trong và ngoài nước.

Chính trong không gian đa chiều, phải đối diện với nhiều sắc tộc, sự đồng hóa ở nhiều khía cạnh thì dân tộc nào duy trì được tình đoàn kết, sự liên kết với nhau sẽ tạo thành động lực và có tầm ảnh hưởng đến các dân tộc khác.

(Mời các bạn cùng đón đọc nội dung tiếp theo….)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin mới

THƯ CẢM ƠN

THƯ CẢM ƠN Kính thưa Quý Khách hàng! Lời đầu...

Phân loại dân tộc ở Trung Quốc

Các tiêu chí phân loại tộc người của Trung Quốc...

Chợ Tết Miền Quê – Những ngày Xưa Thân Ái

Chợ tết miền quê Chợ tết miền quê là bức...